Bảo tàng Hậu cần trực thuộc Cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam thuộc loại hình lịch sử quân sự chuyên ngành hậu cần có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của ngành hậu cần quân đội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc....

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Tagged Under:

Bảo đảm Hậu cần đánh bại chiến lược: “Việt Nam hóa chiến tranh” và chống “Chiến tranh phá hoại lần thứ 2” của đế quốc Mỹ.

Share

 

Vui lòng Bấm vào hình ảnh để xem hiện vật 3D hoặc bạn có thể bấm vào liên kết bên dưới

4.10 Bảo đảm Hậu cần đánh bại chiến lược: “Việt Nam hóa chiến tranh” và chống “Chiến tranh phá hoại lần thứ 2” của đế quốc Mỹ.



Tháng 1/1969, Ních-Xơn đắc cử Tổng thống liền công bố học thuyết “Việt Nam hóa chiến tranh”. Bộ Chính trị chỉ đạo khẩn trương khôi phục, củng cố vững chắc các căn cứ, cơ sở hậu cần, tăng cường mọi biện pháp chi viện có hiệu quả kịp thời. Để đảm bảo kịp thời chi viện cho các chiến trường, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hệ thống “đường kín” (đường K), liên hoàn với “đường hở” (đường H), mở các mạng đường xương cá 2 bên đường tỏa đi các nơi dài hàng ngàn cây số đảm bảo cho xe chạy liên tục, tránh bị máy bay địch phát hiện. Đây chính là một sáng tạo kỳ công của tuyến chi viện chiến lược 559.

Cũng trong thời gian này, tuyến vận tải đã thay đổi quy luật vận chuyển: Lấy vận chuyển ban ngày là chính, ban đêm vận chuyển chỉ là nghi binh, lừa địch, lập trận địa giả để thu hút địch, tập trung hỏa lực diệt máy bay phóng tia la de. Cùng với hàng lọat các biện pháp hữu hiệu, chúng ta đã đánh bại thủ đoạn “Chiến tranh điện tử của Mỹ”.

Năm 1970, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về việc tích cực đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, giảm nhẹ cung cấp của Nhà nước và góp phần cải thiện đời sống của bộ đội: Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần đã nghiên cứu và chế biến thực phẩm từ ngô, khoai, sắn; sản xuất mỳ thanh, lương khô; bảo đảm cho bộ đội được ăn theo tiêu chuẩn, định lượng.

Bên cạnh đó, cán bộ Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần đã đi khảo sát thực địa dọc tuyến đường Trường Sơn để tìm ra những loại cây, rau rừng có thể ăn được, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội, tránh bị ngộ độc và biên soạn, xuất bản 16.000 cuốn “Sổ tay rau rừng” cấp phát cho các đơn vị đã thu được kết quả rất tốt.

Tháng 6/1969, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần lúc đó là đồng chí Đinh Đức Thiện đã vào Nam Bộ trực tiếp chỉ đạo kế hoạch khai thác nguồn hàng tại chỗ. Bộ Tham mưu - TCHC tổ chức đại đội xe Gát 69 chở “Hàng Z” chạy tốc hành vào B2 để khai thác và thu mua, nguồn hàng lớn vùng chiến dịch.


0 comments:

Đăng nhận xét

Need an Invite?

Want to attend the wedding event? Be our guest, give us a message.

Tên Email * Thông báo *

Our Location

Đánh giá chúng tôi trên Google Map: https://g.page/r/CaiU9OZINlNdEBM/review